21/08/2011

VIỆT NAM XỨ SỞ CỦA NGHỊCH LÝ

Khi ngồi gõ lại bài báo nầy, tôi không khỏi phì cười vì ngỡ là đang đọc chuyện tiếu lâm. Nhưng rồi  ngay sau đó, thấy đau xót. Không ngờ đất nước lại trải qua một giai đoạn tăm tối và tồi tệ đến mức như vậy mà nhân dân ta vẫn cứ lầm lủi chịu đựng.
Bài báo nầy tôi viết từ năm 1988, được báo Tuổi Trẻ đăng lên mục diễn đàn. Từ đó đến nay tôi không hề đọc lại, nhiều chuyện trong đó tôi đã quên đi. Bây giờ đọc lại thật bất ngờ, không thể nào tin nỗi. Như chuyện lưu hành tiền mệnh giá 30 đồng. Không biết vị lãnh đạo nào của Ngân hàng Nhà nước có sáng kiến động trời ấy, nếu bây giờ còn sống hãy dũng cảm đứng ra nhận trách nhiệm để lịch sử lưu "danh".
Có những chuyện đã qua rồi như là chuyện tiếu lâm thời Trạng Quỳnh. Nhưng cũng có những chuyện đến bây giờ vẫn còn y như vậy. Ôi nghịch lý !!!!
Ban biên tập Tuổi Trẻ thời đó đã rất dũng cảm khi cho đăng bài nầy. Hẳn sau đó các anh chị trong ban biên tập phải gặp rất nhiều khó khăn với cấp trên.

VIỆT NAM XỨ SỞ CỦA NGHỊCH LÝ

Ở hội nghị bàn tròn các nhà báo Châu Á Thái Bình Dương, trả lời phóng viên báo Utusan(Malaysia), đồng chí Nguyễn Cơ Thạch nói rằng ở nước chúng tôi có thời kỳ giá một trứng vịt 30 đồng, trong khi đó giá một ký thép 5 đồng. Phải có đến 6 kg thép mới mua được một trứng vịt. Trên thế giới không ai làm như thế cả. Chuyện ấy khó tin, nhưng lại là một sự thật. Và đó chỉ là một trong muôn vàn chuyện nghịch lý đã và đang xảy ra ở đất nước ta.
Một giáo viên sau 13 năm giảng dạy, thấy đời sống quá khó khăn, không còn đủ sức theo ngành giáo nữa bèn xin nghỉ dạy. Nhà nước cấp cho chị 13 tháng lương va 6 tháng gạo, qui ra tiền tổng cộng 300.000 đồng. Mang số tiền ấy gửi tiết kiệm lấy lãi 8% mỗi tháng, như vậy không cần phải đi làm việc, mỗi tháng cô giáo lãnh được 24.000 đồng…hơn xa tiền lương lúc còn đi dạy.
Một em bé bán nước tại chợ Cồn Đà Nẵng, mỗi ngày mùa nắng đổ được 30 ấm, mỗi ấm kiếm được 100 đồng, vị chi mỗi tháng thu vào 90.000 đồng. Lương của một vị giáo sư đại học phải thua xa.
Có một dạo, tỉnh nầy thừa gạo nên đem nuôi heo, trong khi thành phố bên cạnh đang thiếu gạo phải cho dân ăn bobo và sắn lát thay cơm. Và hàng hóa sản xuất ra tại nhà máy ở Thủ Đức mà người tiêu dùng ở Chợ Lớn muốn mua phải ra tận Hà Nội mang về! Cung cách làm ăn của ta dựa trên cơ sở những nghịch lý: Người ta phá máy móc tốt để xuất khẩu sắt vụn thu ngoại tệ, dùng ngoại tệ đó nhập máy móc về để cho… han rỉ. Đất đai được chuyển từ người lao động siêng năng cần cù sang những người lười biếng và không biết trồng trọt. Tương tự như vậy, người biết thức khuya dậy sớm để phục vụ nhân dân từ nắm xôi điểm tâm đến cây kim sợi chỉ thì không được phép buôn bán, còn người không biết và không muốn buôn bán thì được giao cho những quầy hàng đồ sộ lộng lẫy.
Nghịch lý cơ bản và nguy hiểm nhất là quyền lợi giữa cá nhân và quyền lợi đất nước mâu thuẫn nhau. Một người lao động chân chính làm hết sức mình một cách thành thật và có năng suất dĩ nhiên sẽ mang lợi đến cho xí nghiệp, cho đất nước nhưng khốn thay bản thân lại đói khổ vì tiền lương quá thấp. Còn ngược lại, nếu chỉ biết lo cho bản thân mình đầy đủ và sung sướng thì dứt khoát anh ta phải làm hại đất nước: ăn cắp, buôn lậu, móc ngoặc, tham ô, gian dối….Do vậy mà có “định lý đảo”: ở Hà Nội có một công dân phải ở tù vì tội sản xuất ra những cây bút và lốp xe tốt hơn và rẻ hơn của nhà nước.
Trong nghiên cứu khoa học xảy ra những nhịch lý: sắn thì giàu đạm hơn thịt bò và hột mít thì ăn ngon và bổ hơn trưng vịt lộn. Đồng thời một giáo sư triết học trước đây tốt nghiệp tiến sỹ tại đại học Sorbone nhưng khi làm bài thi triết ở Việt Nam chỉ đạt được điểm 4/10.
Trong quản lý (tài chính) cũng lắm điều nghịch lý. Người ta in ra tờ giấy bạc ba chục đồng để nâng cao năng suất lao động của nhân viên ngân hàng..vì họ dành nhiều công sức để đếm, nhân chia….
Lại có chuyện nghịch lý như sau. Hai anh em nhà kia cùng rủ nhau đi vượt biên, một người đi lọt và một người bị bắt. Thế là một kẻ bị kết tội phản quốc phải đi tù, kẻ còn lại sau một thời gian trở về thành người yêu nước, được tiếp đón nồng hậu.
Giai cấp tư sản trong nước bóc lột công nhân quá tệ nên được triệt hạ đi, và sau đó người ta trải thảm đỏ mời tư sản nước ngoài vào.
Rồi đến nghịch lý dân chủ: Quốc hội là cơ quan đại diện và quyền lực cao nhất của người dân nhưng trong thực tế được xem như là nơi để…tán thành một cách có tổ chức và kỷ luật khi thông qua hoặc hợp thức hóa mọi chuyện cần hợp thức hóa.. Còn tại một huyện nọ, HĐND huyện phiên đầu tiên bầu chủ tịch huyện, ứng cử viên chỉ có một người duy nhất và điều lệ bầu: ai cũng phải bỏ phiếu và không được quyền bỏ phiếu trắng. Cách làm như vậy được gọi là “dân chủ”…
Trong truyền thông có một ngịch lý đáng buồn là muốn biết chuyện xảy ra trong nước phải nghe báo đài nước ngoài, và báo chí ở thành phố HCM thì được tự do bênh vực và ủng hộ nhân dân Nam Phi bị áp bức và công nhân Mỹ bị bóc lột nhưng không được quyền bênh vực cho những người dân bị o ép ở Thuận Hải hay ở các tỉnh khác!
Những chuyện nghịch lý như vậy kể ra còn nhiều nhưng tất cả đều không đáng kể so với điều nghịch lý lớn nhất sau đây: Đến nay vẫn còn có nhiều người không cho những chuyện kể trên là điều nghịch lý
                                                                    HUỲNH NGỌC CHÊNH
                                                                               ( Đà Nẵng )

19 commentaires:

  1. Đến nay vẫn còn có nhiều "vị lãnh đạo" không cho những chuyện kể trên là điều nghịch lý!

    RépondreSupprimer
  2. Khi đi làm, người ta hỏi nhau:
    làm ở đấy kiếm ăn được không? ( có gì ăn cắp được không? ).
    Chứ không hỏi lương bao nhiêu, công việc thế nào!
    Thời mà làm gì ăn nấy.
    làm gạo ăn gạo, làm xi măng ăn xi măng làm phân ăn phân....

    RépondreSupprimer
  3. Thoi nay ma cho dang bai nay van co the goi la dung cam rui!

    RépondreSupprimer
  4. Chao Thay Chenh, em la mot hoc tro cu cua thay, thay co the cho em so dien thoai lien lac duoc khong?
    Dia chi email cua em : namhv74@gmail.com

    RépondreSupprimer
  5. Nam ở Hào Vang ngày xưa ấy hả, chào em

    RépondreSupprimer
  6. Đến tận ngày hôm nay cũng vẩn còn khối người coi những điều nghịch lý của bác Chênh là có lý đó bác ạ!

    Thế mới đúng là "VN xứ sở của nghịch lý" bác nhể?

    Kính chúc bác và gia đình nhiều sức khỏe, bình an và hạnh phúc.

    Kính bác!

    RépondreSupprimer
  7. Chao Thay, em la Nam, o Da Nang. Em la mot trong nhung hoc sinh cuoi cung cua thay, lop 12/8 nien khoa 89-92.

    RépondreSupprimer
  8. ồ nhớ rồi. em bây giờ đang ở đâu?

    RépondreSupprimer
  9. Chao Thay, bay gio em dang o Thanh Hoa, lam xay dung tai nha may Nhiet dien Nghi Son 1. Thay co hay ve Dang Nang khong ?

    RépondreSupprimer
  10. Anh Chênh nên tiếp tục viết phần hai đi, bây giờ nhiều ngich lý đông trời lắm. ví như người đồng ý nhường chủ quyền cho TQ có nguyên tắc và hai bên có thể chấp nhận được thì được gọi là yêu nước, còn người kiên quyết bảo vệ chủ quyền thì được gọi là phản động. V..V..

    RépondreSupprimer
  11. Quá hay ! Sau hơn 20 năm mà bài viết vẫn còn giá trị. Cảm ơn anh.

    RépondreSupprimer
  12. Qua bài viết quá hay này cách nay đã 33 năm, nhìn lại thấy VN không những khá hơn, mà còn sản sinh ra nhiều nghịch lý hơn nữa, mà "mọi người ai cũng hiểu nhưng chĩ một người không hiểu"(lãnh đạo) hu..hu... Chứng tỏ VN tụt hậu chứ chẳng tiến lên như nhà đài VN và các nhà lãnh đạo thường rêu rao. Cám ơn bài viết của Thầy. Em cũng là người Đà Nẵng xa xứ. Chúc Thầy luôn khoẻ mạnh và cho mọi người thêm nhiều bài viết hay. Thảo Mai.

    RépondreSupprimer
  13. Ce commentaire a été supprimé par l'auteur.

    RépondreSupprimer
  14. Văn Ngọc Trà20 août 2012 à 17:18

    bây giờ tôi mới được đọc bài nầy. Xin cảm ơn sự trường thọ của nghịch lý. Nếu nó chết yểu , chắc gì tôi đã được đọc bài nầy. May mắn thay.

    RépondreSupprimer
  15. Bài thầy viết thật là hay, em chúc thầy và gia đính nhiều sức khỏe

    RépondreSupprimer
  16. Anh chênh bảo trọng. Mong Anh được Bình yên dể tháng Mười sang năm cho Hg được diện kiến dung nhan nhé.

    RépondreSupprimer
  17. bai viet hay qua, toi khong nghi 1984 bai viet nay lai duoc bao Tuoi tre dang. Toi thich trang cua anh Chenh, nhat la hinh anh may trai xoai, nho que qua. Anh Chenh la nguoi Da nang ha?

    RépondreSupprimer
  18. Đúng như lời nhận xét của anh Chênh! Tưởng đâu chuyện tiếu lâm mà có thật 20 năm sau!

    RépondreSupprimer